Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802
Tác giả: Tạ Chí Đại Trường NXB Tri thức
Nhã Nam
Thoát khỏi sự ràng buộc bắt nguồn từ những định kiến và lập trường chính trị, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18. Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bền dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê-Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn... Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh.
Trong số rất nhiều sách sử, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 chiếm một địa vị thật riêng. Ngay từ khi xuất bản lần đầu năm 1973, tác phẩm đã được học giới nhìn nhận như một công trình chung quyết về lịch sử phân ly và nhất thống đất nước. Nhà chuyên môn tìm thấy ở sách một tinh thần học thuật không vì nể, người đọc phổ thông tìm thấy trong sách những câu chuyện xảy ra nhiều thế kỷ trước mà ảnh hưởng còn mãi đến ngày nay.
Người giới thiệu: Lê Minh Toàn
Ngược
dòng lịch sử, có thể dễ dàng nhận ra một điều rằng: dường như trong từ
điển Việt Nam không có thuật ngữ "nội chiến", khi mà các nhà viết sử đều
sử dụng những thuật ngữ như "loạn 12 sứ quân", "chiến tranh Nam - Bắc
triều", phân tranh "Trịnh - Nguyễn" để chỉ những cuộc chiến của những
người Việt có cùng dòng máu, cùng ngôn ngữ, cùng một nền văn hoá khai
sinh. Nhưng chúng ta lại rất thích thú khi sử dụng thuật ngữ "nội chiến"
cho những cuộc xung đột ở các quốc gia khác cũng mang những đặc điểm
không khác gì những cuộc chiến ở Việt Nam, như ở Nam Tư hay Rwanda chẳng
hạn.
Phải chăng đó là một sự lẩn tránh sự thật lịch sử?
Nhưng
nói như vậy không phải là sự đánh đồng tất cả, vẫn có những người mang
tâm huyết thật sự đối với lịch sử nước nhà, trong số những người đó có
Tạ Chí Đại Trường với cuốn sách "Việt Nam thời Tây Sơn. Lịch sử nội
chiến 1771 – 1802" của ông. Người đọc sẽ tìm thấy trong cuốn sách giá
trị của một công trình khoa học thật sự với những biến cố, những nhân
vật trong một thời kỳ bi thương của lịch sử nước nhà. Trong đó có cả
những trận chiến chống quân xâm lược oai hùng nhất như: Rạch Gầm – Xoài
Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa,..nhưng bên cạnh đó còn là nỗi đau của cảnh nồi
da, xáo thịt giữa những người có cùng một gốc gác mẹ cha.
Mặc
dù chưa có một nhà nghiên cứu nào kiểm chứng về tính xác thực của những
tài liệu mà Tạ Chí Đại Trường dẫn ra trong cuốn sách của ông, nhưng vẫn
phải thừa nhận một điều là cách sử dụng tài liệu và cách thức dẫn dắt
của Tạ Chí Đại Trường là rất đáng khâm phục. Ông không hề ngại ngần khi
đưa ra những hạn chế trong các tài liệu mà mình thu nhặt được (một điều
khá hiếm thấy trong những công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam), điều
đó làm người đọc thêm phần nào đó tin tưởng vào tính chân thực của cuốn
sách. Tạ Chí Đại Trường đã dựng lên trong cuốn sách của mình một hình
tượng Nguyễn Huệ với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đẹp, nhưng không hoàn hảo.
Chúng ta vẫn thấy ở đâu đó những hành động không lấy gì làm ưa mắt của
người lính nông dân Tây Sơn và cả những chỉ huy của họ. Một Nguyễn Ánh
không phải là đáng khinh như những gì chúng ta vẫn được biết, một ông
vua tuy đã làm nhiều việc để đời sau kết tội, nhưng đó là một người có
chí hướng và kiên định hiếm thấy.
>> Đây là cuốn sách hay kể về 32 năm đấu tranh , chuyển giao quyền lực giữa thời Lê - Trịnh - Nguyễn, nhà Tây Sơn và khởi đầu triều nhà Nguyễn của Gia Long. Cuốn sách cũng làm rõ những mâu thuẫn của nhà Tây Sơn tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh vươn lên, lý giải được nguyên do Nguyễn Huệ đánh đuổi quân xâm lược một cách nhanh chóng cũng như rút lui nhanh chóng, hình dung được đất Nghệ An có bề dày lịch sử đáng kiêng nể.
Đọc online tại đây: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=2042
Download sách tại đây
No comments:
Post a Comment